Samsung đã công bố hai mẫu máy tính bảng Galaxy Tab mới chạy hệ điều hành Android 3.0, và cả hai mẫu này đều là những mẫu máy tính bảng mỏng nhất của thế giới. Galaxy Tab 8,9 và Galaxy Tab 10,1 đều mỏng 8,6mm, mỏng hơn Apple iPad 2 khoảng 0,2mm.
HTC Evo View 4G
HTC mang đến CTIA phiên bản máy tính bảng HTC Flyer mới, mang tên HTC Evo View 4G. Chiếc máy tính bảng 7 inch chạy phiên bản đã được tùy biến cho máy tính bảng của giao diện Sense của HTC, sử dụng hệ điều hành Android 2.3 và sẽ chạy trên mạng di động Sprint. Sprint cho biết sản phẩm sẽ được nâng cấp lên Andriod 3.0 trước khi chính thức có bán.
LG Thrill
LG Thrill chạy Android 2.2 (bản Android 2.3 (Gingerbread) sắp sửa có mặt – AT&T nói). Chiếc máy tính bảng này của LG sẽ có bộ nhớ 16GB, cổng HDMI và hỗ trợ DLNA. Giá cả và ngày bán của LG Thrill vẫn chưa được công bố.
HTC EVO 3D
HTC EVO 3D là chiếc điện thoại 4G đầu tiên có màn hình 3D 4,3 inch. EVO 3D sử dụng bộ vi xử lý lõi kép tốc độ 1,2 GHz, hai camera với camera phía sau 5 megapixel để chụp ảnh 3D và quay video. Sản phẩm sẽ có mặt trên mạng Sprint trong năm nay, hiện giờ mức giá vẫn chưa được công bố.
T-Mobile G2X
Mỗi nơi một giá
Tháo ra lắp vào, đã khởi động cái máy tính xách tay hiệu Sony Vaio đến 4 lần nhưng chiếc thẻ nhớ SD 2Gb có chứa vài chục kiểu ảnh chụp trong chuyến du xuân chùa Bái Đính cùng gia đình người yêu vẫn “ngoan cố” báo lỗi, anh Hoàng - nhân viên kinh doanh một công ty thiết bị văn phòng tại Hà Nội bực mình loay hoay. Đang lúc bí bách, anh gọi điện cho ông bạn thì được mách nước: “Sớt Gú-gồ mà tìm, dịch vụ “cứu nét” thẻ nhớ đầy ra đấy!”
Rất nhanh chóng, chỉ sau ít phút online trên mạng, anh Hoàng đã… hoa mắt vì tìm được hàng loạt địa chỉ nhận “SOS” dữ liệu trong nước. Có thể kể đến những cái tên như recoverdata.com.vn, cuudulieuhdd.com, capcuudulieu.com, 911.com.vn… Ổ cứng của máy bàn cá nhân, laptop, ổ cứng của máy chủ, rồi USB, thẻ nhớ, ổ cứng rời… bị hỏng firmware, ngâm nước, cháy nổ, do “ghost” nhầm, lỡ tay xoá, định dạng… tất tần tật đều nằm trong danh mục “được hỗ trợ” của các công ty nhận cứu dữ liệu. Riêng tại Hà Nội, ở những khu phố có tiếng về máy tính như Lê Thanh Nghị, Tạ Quang Bửu hay Lý Nam Đế, hiện có khá nhiều cửa hàng sửa chữa máy tính nhận làm dịch vụ này.
Như vớ được vàng, anh Hoàng đem theo cả máy ảnh lẫn thẻ nhớ phi luôn xe máy ra phố Lê Thanh Nghị dù lúc đó đã gần trưa. Sau thời gian 20 phút cả chờ đợi lẫn “khám bệnh”, chiếc thẻ nhớ của anh được một cậu nhân viên kỹ thuật của cửa hàng phán gọn: “Thẻ của anh bị lỗi đơn giản, giá khôi phục dữ liệu là 300.000 đồng. Nếu đồng ý, chiều mai anh quay lại lấy!”.
Tuy cũng… giật thót mình vì cảm thấy cái giá dịch vụ hơi “chát”, thế nhưng anh Hoàng nhanh chóng đồng ý ngay lập tức khi nghĩ mình đã “thoát hạn”… bị “mất điểm” ngay trong chuyến du xuân đầu tiên với bố mẹ bạn gái!
Qua trao đổi với phóng viên Báo BĐVN, anh Trần Thanh Sơn, chủ cửa hàng máy tính Sơn Computer tại phố Lê Thanh Nghị (Hà Nội) cho biết, trường hợp như của anh Hoàng kể trên chỉ là bị lỗi nhẹ, dễ xử lý. Bởi với những dữ liệu quan trọng mà ổ cứng bị lỗi nặng như lỗi cơ, ngâm nước, cháy, HDD bị va đập mạnh..., thì các “bác sỹ máy tính” sẽ phải can thiệp sâu vào mâm đĩa ổ cứng, giá dịch vụ vì thế cũng cao hơn, thời gian chờ lấy dữ liệu có khi phải mất đến hàng tuần.
Cũng qua tìm hiểu của phóng viên Báo BĐVN về giá cả của dịch vụ này, hiện nay đang phổ biến cách tính theo hai hình thức: Tính theo dung lượng loại ổ cứng khách hàng mang đến và theo dung lượng dữ liệu thực tế khách hàng muốn nhận lại (đây cũng là cách tính phổ biến nhất hiện nay). Như tại capcuudulieu.com (quận Phú Nhuận, TP.HCM), giá dịch vụ hiện là 300 đồng cho 1MB (hiện nay trên thị trường có giá phổ biến từ 200 – 300 đồng/1MB), nhưng nếu là ổ từ 10GB - 30GB thì tính giá đồng nhất là 1.500.000 đồng (đây là mức giá khá cao, bởi tại nhiều nơi khác giá chỉ dừng lại ở mức 800.000 – 1.000.000 đồng). Trong khi đó, ở địa chỉ khác là cuumaytinh.com (tại phố Tạ Quang Bửu, Hà Nội) thì lại không áp dụng cách tính phí dựa trên dung lượng khách cần lấy mà tính theo dung lượng ổ cứng (theo từng loại 20GB, 40GB, 80GB...).
" alt=""/>Loạn giá dịch vụ “cấp cứu” dữ liệuBán vật phẩm ảo, game trở thành trò chơi của “đại gia”
Chơi game là để giải trí nhưng với mục đích thu lợi nhuận, các nhà phát hành đã tìm đủ mọi cách, kể cả vi phạm pháp luật, để “hút máu” game thủ thông qua việc bán vật phẩm ảo trong game online. Với phương châm cái gì trong game bán được là bán, nói không ngoa khi game online ở Việt Nam hiện nay ngay cả “cọng cỏ” nhà phát hành cũng quy ra được thành tiền để bán cho game thủ.
Chính việc bán vật phẩm ảo, nhà phát hành đã phá nát sự cân bằng trong game và biến nó trở thành cuộc chơi của các “đại gia” có tiền. Với việc bỏ ra hàng trăm triệu, đến cả tỷ đồng vào game, những người có tiền đã biến game trở thành trò chơi của chính họ, trong khi đó những game thủ không có tiền trở thành “cu li”, phải bỏ cả ngày đêm cày thuê nhân vật cho những người này nhằm để được chơi game, đáp ứng niềm đam mê cho mình.
Thể hiện rõ nhất điều này ở trong game Võ Lâm Truyền Kỳ của VNG, đặc biệt ở những giải đấu Thiên Hạ Đệ Nhất Bang được tổ chức thường niên trong game này. Các đại gia đã bỏ ra hàng chục tỷ đồng để mua các vật phẩm làm nhân vật trở thành hàng “khủng” phục vụ cho bang hội của mình và thực tế trò chơi trong một thời gian dài chỉ là cuộc ganh đua giữa các đại gia Hà Thành thông qua bang hội Trường Giang, Châu Giang, với các đại gia Sài Thành thông qua bang hội Vu Sơn.
Thực tế hiện nay, khi đăng nhập vào các game online của các nhà phát hành tại Việt Nam như FPT Online, VDC-Net2E, SaigonTel, VTC... nhìn vào các thứ hạng cao thủ đứng đầu trong game về đẳng cấp cũng như sự giàu sang, người chơi dễ dàng nhận thấy toàn là nhân vật của các đại gia. Những người xác định chơi game để giải trí hoàn toàn không thể cạnh tranh được khiến game trở nên mất cân bằng.
" alt=""/>Game thủ muốn... bị thu phí